CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
—oooOOOooo—
CHÚNG TÔI LÀ NHÓM “NHÂN DÂN VIỆT NAM LÀM CHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM”, THEO SỰ PHÂN CÔNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
Kính gửi: Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách Ban Tôn Giáo Chính phủ.
Trích yếu: V/v xin đóng góp với bài phát biểu của Thiếu tướng, mà báo Tuổi Trẻ Online đăng ngày 02-04-2021 về ngăn chặn các hiện tượng ‘Tà Đạo’.
Chúng tôi xin góp ý như sau:
Căn cứ:
– Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
– Nghị định 162 của Thủ tướng Chính phủ.
– Luật Tín ngưỡng,Tôn giáo số 02/2016/QH-14, của Quốc Hội.
Ba Luật này, cho toàn dân được tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, theo hoặc không theo một Tôn giáo nào, không ai được quyền ép buộc.
Tuy Luật đã có, nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn. Vì vậy mà nhân dân không biết tu theo đạo nào thì gọi là ‘Đạo Tà”, không biết làm gì thì gọi là ‘mê tín’! Để nhân dân biết mà không vi phạm, cũng như chính quyền biết mà xử lý đúng luật, cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn này một cách rõ ràng, cụ thể.
Chúng tôi nhận thấy, trong hệ thống các cơ quan Nhà nước hiện nay, không cơ quan nào có năng lực soạn thảo ra Thông tư hướng dẫn về ‘Đạo Tà’ và ‘Mê tín’, để Bộ Nội vụ ký ban hành.
Vì vậy, nhóm Tập thể nhân dân làm chủ quốc gia chúng tôi, xin góp ý với ông Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, cũng là người phụ trách về Tôn giáo Trung Ương, về Thông tư hướng dẫn về ‘Tà Đạo’ và ‘Mê tín’ như sau:
– Trong nước Việt Nam, Bộ Nội vụ đang quản lý có tất cả là 16 đạo, nhưng có 6 đạo lớn có thể góp ý về Thông tư hướng dẫn này, gồm: Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo.
– Trong các đạo này, đều có đủ các thành phần quần chúng nhân dân là “Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”. Bộ Nội vụ nên đề nghị 6 đạo này hoặc 10 đạo còn lại, cùng với các tầng lớp quần chúng nhân dân, bất cứ đạo nào, bất cứ thành phần nào có kiến thức hiểu biết sâu rộng, hãy góp ý về 2 phần:
+ Một là, người dân tu sao gọi là ‘Tà Đạo’?
+ Hai là, người dân làm gì gọi là ‘Mê tín’?
- Khi các Tôn giáo góp ý xong, thì Bộ Nội vụ ký ban hành hành Thông tư hướng dẫn này, để toàn dân cũng như chính quyền các cấp hiểu thế nào ‘Tà Đạo’ và ‘Mê tín’. Từ đó, nhân dân biết để không vi phạm, chính quyền biết để xử phạt không sai luật.
Kính thưa Thiếu tướngVũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách Ban Tôn Giáo Chính phủ!
Nhóm chúng tôi, đa số đều là tín đồ đạo Phật, là tôn giáo mà hiện nay đang được Giáo hội Phật giáo Việt Nam lãnh đạo. Một trong các cơ quan quan trọng nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPCHM, đứng đầu là Viện trưởng – Hòa thượng Thích Trí Quảng, cũng là Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM. Ngoài Viện trưởng, còn có 7 Phó Viện trưởng, trong đó, có Phó Viện trưởng thường trực là Thượng tọa Thích Nhật Từ.
Chúng tôi theo dõi trên các trang youtube hoặc website giảng dạy về Phật pháp, nhận thấy có một vấn đề nghiêm trọng khiến chúng tôi vô cùng hoang mang trong quá trình tìm hiểu về Đạo Phật. Đó là lời giảng dạy hết sức mâu thuẫn giữa ngài Viện trưởng và Viện phó thường trực của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM khi trình bày cùng một vấn đề thuộc về Phật giáo. Đơn cử như sau:
+ Trường hợp 1: Nói về các pháp môn trong Đạo Phật:
- Hòa thượng Thích Trí Quảng giảng: Đức Phật dạy 84.000 pháp môn.
- Thượng tọa Thích Nhật Tự nói: chỉ có 1 pháp môn là Tứ Diệu Đế. Các pháp môn còn lại như Pháp hoa tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên thai tông, Thiền tông…là do Phật giáo Trung Quốc dựng lập.
+ Trường hợp 2: Nói về phương tiện giải thoát:
- Hòa thượng Thích Trí Quảng nói: tu theo kinh Pháp Hoa để “ngộ nhập tri kiến Phật”, được giải thoát.
- Thượng tọa Thích Nhật Từ nói: tu theo Tứ Diệu Đế để thành thánh A La Hán, là giải thoát.
+ Trường hợp 3: Nói về cách thức tu hành, công phu:
- Hòa thượng Thích Trí Quảng nói: người mới tu còn ăn uống bình thường, nâng cao lên 1 bước chỉ ăn rễ cây, lá cây, trái cây, sau cùng, 1 tuần trở lên mới ăn cơm 1 lần hoặc không ăn mới giải thoát được.
- Khi có 1 Phật tử thắc mắc về lời giảng trên của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói: “Ông này là thầy ngoại đạo, hay là ông thầy Phật giáo? Nếu là ông thầy ngoại đạo thì biết là ông thầy tào lao, mê tín, phản khoa học, phản Phật học, phản nhân quả. Nếu đó là ông thầy tu sĩ Phật giáo thì ông này không có học Phật. Đức Phật trải qua phương pháp khổ hạnh như thế này trong hơn 5 năm, suýt chết, may là Đức Phật giác ngộ ra..”
Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa…trong hầu hết, sự giảng giải của 2 vị đứng đầu một Học viện Phật giáo lớn nhất nước Việt Nam ta, lại hoàn toàn mâu thuẫn, trái ngược nhau. Nguyên nhân mâu thuẫn này là do đâu? Rốt cuộc, ai nói đúng, ai nói sai? Chúng tôi phải nghe theo ai, và không nên nghe theo ai?
Phải chăng, do nội bộ giữa tăng sĩ có sự mâu thuẫn hiềm khích nên cố tình đả phá, tranh đua hơn thua, đúng sai với nhau trên phương diện Phật học để gây ảnh hưởng lên tín đồ như chúng tôi? Phải chăng, do Đạo Phật bao nhiêu năm qua chưa từng công bố Giáo lý, nên mỗi thầy tu mỗi kiểu, cùng một vấn đề mà mỗi người hiểu và giảng dạy khác nhau? Sự thật nằm ở chỗ nào? Các thầy tu theo Đạo Phật mà còn làm vậy, thật khổ cho các tín đồ Phật giáo như chúng tôi quá!
Đã vậy, trong toàn bộ hệ thống 3 tạng kinh điển Phật giáo (Kinh, Luật, Luận), chúng tôi không thấy có kinh nào, luật nào, luận nào nói về việc Phật dạy gõ mõ, tụng kinh, dâng sao, giải hạn, cúng cầu an, cúng cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, dâng sớ, trục vong, làm bùa, làm phép…sẽ giúp chúng sinh được giác ngộ, giải thoát. Thế nhưng, hiện nay, đa số các chùa và các thầy tu nổi tiếng đều làm việc này. Đức Phật không dạy các điều đó, còn các tu sĩ Phật giáo lại khuyến khích tín đồ làm theo. Vậy lời Đức Phật dạy và lời của chư tăng ni ngày nay, ai đúng, ai sai?
Và thời gian qua, có rất nhiều hiện tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, làm những điều được gọi là “mê tín”, lôi kéo lòng tin của người dân để làm những điều gọi là “dị đoan”. Các hiện tượng này gây ra sự hoang mang và sợ hãi trong quần chúng nhân dân, gây bất ổn cho xã hội, tạo nên sự phản cảm trong cái nhìn của người dân trong nước và cả quốc tế, và cũng gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền trong việc quản lý, kiểm soát và xử lý các hành vi được cho là gieo mê tín dị đoan, bởi lý do Luật Tôn giáo tín ngưỡng vẫn chưa được chặt chẽ, chưa rõ ràng vì còn thiếu Thông tư hướng dẫn chi tiết và cụ thể.
Từ các thực trạng này, nhóm “Tập thể Nhân dân Việt Nam làm chủ quốc gia” chúng tôi xin góp ý thêm 10 phần, để người dân thích tu theo Tôn giáo nào thì vào Tôn giáo đó tu mà không bị sai lầm, đúng với sự ham muốn của họ, còn chính quyền thì rất dễ kiểm soát. Cụ thể, như sau:
- Đã là Tôn giáo, thì phải có tổ chức, phân công cụ thể như:
– Trong cơ cấu tổ chức, phải phân thành các Ban rõ ràng.
– Số lượng các Ban.
– Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của từng Ban.
– Công bố sơ đồ tổ chức này để nhân dân và chính quyền biết.
2. Tôn giáo thì phải có quyển Giáo lý, để tín đồ tu theo Giáo lý không bị sai.
3. Tôn giáo, thì phải có Giáo Kinh, để tín đồ đọc, hiểu về Tôn giáo họ tu.
4. Tôn giáo, thì phải có Giáo Lễ, để cho tín đồ thực hành không sai.
5. Tôn giáo, thì phải có trang phục, để tín đồ mặc đồng bộ.
6. Tôn giáo phải có giấy chứng nhận để tín đồ yên lòng mình là người của Tôn giáo đó.
7. Tôn giáo thì phải có Nội qui, tín đồ căn cứ vào đó mà hoạt động theo để không sai phạm.
8. Tôn giáo thì phải có cơ sở, cơ sở nào tu theo pháp môn nào thì phải treo bảng hiệu pháp môn tu đó, để nhân dân biết, tùy theo sở thích mà đến tu.
9. Tôn giáo phải có bản Cam kết về pháp môn tu của Tôn giáo mình, không được tu sai.
10. Tất cả các Tôn giáo đều phải cho người dân được hỏi tự do khi có thắc mắc. Nếu không cho hỏi tự do, thì là Tôn giáo đó không trung thực.
Trên đây là 10 phần rất quan trọng, nếu Bộ Nội vụ thực hiện nghiêm chỉnh được như vậy, thì không có Tôn giáo nào vi phạm.
Các cơ sở Tôn giáo nào thực hiện đúng 10 phần nói trên, Ban Tôn giáo địa phương phải cấp giấy phép hoạt động tập trung cho các Tôn giáo này.
Các cơ sở Tôn giáo nào chưa đủ hồ sơ, thì tạm thời ngưng hoạt động, khi nào có đầy đủ, thì cho hoạt động. Có như vậy, mới đúng là Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo không hạn chế.
Kính thưa Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách Ban Tôn Giáo Chính phủ!
Khi Bộ Nội vụ thực hiện được như vậy, thì
* Thế giới rất hoanh nghênh.
* Toàn dân rất hài lòng.
* Cán bộ có nhiệm vụ rất dễ thực thi pháp luật.
* Những kẻ xấu, không cách nào dèm pha Luật pháp của nước ta.
Về vấn đề bảng hiệu cơ sở tôn giáo, chúng tôi xin góp ý với vài ví dụ cụ thể như sau:
1. Cơ sở Phật giáo – ghi rõ:
– Chùa (danh hiệu).
– Địa chỉ chùa.
– Chùa chủ trương tu cái gì, pháp môn nào.
– Tu đúng Giáo lý: Được Giác ngộ – Giải thoát.
– Tu sai Giáo lý: Bị đi 6 nẻo luân hồi.
2. Cơ sở Công giáo – Ghi rõ
– Nhà thờ: (danh hiệu).
– Địa chỉ nhà thờ.
– Nhà thờ chủ trương tu cái gì, tu theo phương pháp nào.
– Tu đúng Giáo lý: Được lên Nước Thiên Đàng sống đời đời.
– Tu sai Giáo lý: Bị xuống Địa Ngục.
Đó là vài ví dụ đối với 2 trong 6 tôn giáo lớn nhất hiện nay. Đối với các Tôn giáo khác, thì cũng tương tự như vậy, và ghi rõ chủ trương của Tôn giáo mình.
Nếu Tôn giáo nào không có bảng ghi rõ ràng, thì không được cấp phép hoạt động. Nếu các cơ sở Tôn giáo có ghi bảng rõ ràng, nhưng không làm đúng theo bảng đã ghi thì kiểm tra, xử lý thật nghiêm, để tránh trường hợp các cơ sở Tôn giáo lợi dụng lòng tin về tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân mà làm những chuyện mập mờ, trái pháp luật. Phần góp ý của Nhóm tập thể nhân dân làm chủ quốc gia chúng tôi xin hết.
DANH SÁCH 12 NHÂN DÂN LÀM CHỦ QUỐC GIA THEO
SỰ PHÂN CÔNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
1. Hoàng Thị Thu Hồng. 2. Đoàn Trúc Nhân.
3. Phạn Văn Thoảng. 4. Trần Minh Khánh.
5. Hoàng Trung Hiếu. 6. Nguyễn Thành Tài.
7. Mai Đăng Sơn. 8. Uông Thị Kim Tuyến.
9. Võ Thị Tuyết Vi. 10. Nguyễn Văn Nhàn.
11. Nguyễn Ngọc Thiện. 12. Huỳnh Thị Thu Lan.
Trân trọng.
Sau đây mời quý khán giả xem video: