ĐƠN KIẾN NGHỊ
V/v THANH TRA TOÀN DIỆN VỀ ĐẠO PHẬT.
Kính gửi:
- Bộ Nội Vụ
- Ban Tôn giáo Chính Phủ
Chúng tôi là “Tập thể Nhân dân làm chủ Quốc gia theo sự phân công của Đảng Cộng Sản Việt Nam” theo đúng chủ trương:
- Đảng lãnh đạo
- Nhân dân làm chủ
- Chính quyền là công bộc của dân
- Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật
- Thực hiện các quyền: Dân biết – Dân bàn – Dân làm – Dân kiểm tra – Dân giám sát – Dân thụ hưởng
Đồng thời, thực hiện quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp và Luật pháp qui định, tập thể nhân dân chúng tôi cũng học và thực hành theo pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền tông Việt Nam, do chùa Thiền tông Tân Diệu phổ biến, với cương lĩnh:
- Có gia đình, lo cho gia đình.
- Có Tổ Quốc, lo cho Tổ Quốc
- Thượng tôn Luật pháp.
- Không mê tín dị đoan.
Vừa qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, đã kêu gọi toàn dân góp ý xây dựng chỉnh đốn Đảng, và hoàn chỉnh pháp luật Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, nhân dân chúng tôi được biết, trên báo điện tử VTV News ngày 22/11/2022 đưa tin, năm 2023, Bộ Nội Vụ sẽ thanh tra 35 cơ quan, đơn vị, địa phương. Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì tiến hành các cuộc thanh tra chuyên ngành về công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Bình, Đồng Nai, Lạng Sơn, Yên Bái, Đắk Nông, Kiên Giang.
Vì thế, nhân dân chúng tôi xin được góp ý với Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ, để hỗ trợ các cơ quan Nhà nước thực hiện việc thanh tra công tác tôn giáo, tín ngưỡng được hiệu quả.
Kính thưa Bộ Nội Vụ, và Ban Tôn giáo Chính Phủ!
Nước ta có nhiều đạo, nhiều tín ngưỡng, nhiều tín ngưỡng. Do đó, để thuận tiện, chúng tôi xin lấy 1 đạo ra chuẩn, đó là Đạo Phật, để tiếp theo sẽ trình bày các ý kiến đóng góp với các cơ quan Nhà nước.
Nếu muốn thanh tra về tôn giáo, tín ngưỡng, thì quý vị:
- Thanh tra về điều gì của tôn giáo, tín ngưỡng?
- Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là tôn giáo, tín ngưỡng đang làm đúng, hay làm sai?
- Phát hiện ra các sai phạm, thì xử lý như thế nào?
Nhà nước ta cho ban hành Luật tự do tôn giáo tín ngưỡng, nhưng còn nhiều điều chưa cụ thể, chi tiết, nên nhiều nơi vẫn còn xảy ra tình trạng lợi dụng Đạo Phật để qua mặt chính quyền và nhân dân.
Như vậy, về mặt quản lý Nhà nước, đối với tôn giáo, tín ngưỡng, vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là lý do mà Đảng và Chính phủ đã kêu gọi toàn dân góp ý xây dựng Đảng về mọi mặt, đặc biệt là góp ý để hoàn thiện Pháp luật Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà trong đó, không thể thiếu các qui định cụ thể dành riêng cho Tôn giáo, tín ngưỡng.
Xin mời quý vị xem tiếp video dưới đây: